Thực hiện yêu cầu: a. Dòng nào sau đây nêu đúng nghĩa của từ "cộng đồng”? Chọn ý trả lời đúng: - Những người sống gần nhau, có sở thích giống nhau. - Những người góp sức để làm chung một công việc. - Những người cùng làm việc, có ý muốn giống nhau. - Những người sống thành một xã hội, gắn bó thành một khối.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 146 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Thực hiện yêu cầu:
a. Dòng nào sau đây nêu đúng nghĩa của từ "cộng đồng”? Chọn ý trả lời đúng:
- Những người sống gần nhau, có sở thích giống nhau.
- Những người góp sức để làm chung một công việc.
- Những người cùng làm việc, có ý muốn giống nhau.
- Những người sống thành một xã hội, gắn bó thành một khối.
b. Tìm 2 – 3 từ ngữ:
– Thể hiện sự quan tâm giữa những người trong cộng đồng.
M: chia sẻ
– Thể hiện tinh thần đoàn kết của những người trong cộng đồng.
M: gắn bó
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Dòng nêu đúng nghĩa của từ "cộng đồng”:
- Những người sống thành một xã hội, gắn bó thành một khối.
b.
– Thể hiện sự quan tâm giữa những người trong cộng đồng: chia sẻ, giúp đỡ, hỏi thăm,...
– Thể hiện tinh thần đoàn kết của những người trong cộng đồng: chung tay, chung sức chung lòng, đồng lòng, gắn bó,....
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 146 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Đọc các thành ngữ, tục ngữ sau và thực hiện yêu cầu:
- Lá lành đùm lá
- Nhường cơm sẻ áo.
- Lá rụng về cội.
- Môi hở, răng lạnh.
- Một nắng hai sương.
a. Tìm thành ngữ, tục ngữ nói về sự quan tâm, gắn bó giữa mọi người trong cộng đồng.
b. Đặt câu với một thành ngữ, tục ngữ tìm được ở bài tập a.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Lá lành đùm lá
Nhường cơm sẻ áo.
b.
Dân tộc ta có truyền thống lá lành đùm lá rách.
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 146 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) nói về một việc em hoặc bạn bè đã làm để giúp đỡ người khác.
Phương pháp giải:
Em nhớ lại một việc em hoặc bạn bè đã làm để giúp đỡ người khác.
Gợi ý:
- Đó là việc gì ?
- Việc đó diễn ra như thế nào?
- Cảm xúc của em hoặc bạn bè ra sao?
Lời giải chi tiết:
Tuần vừa rồi, em đã giúp một cụ già qua đường. Giữa con đường xe cộ qua lại đông đúc, em thấy một cụ già cứ lóng ngóng không biết nên đi hay đứng chờ. Em lại gần hỏi thì biết cụ đang muốn sang đường nhưng chưa biết làm thế nào. Em nắm lấy tay cụ rồi nói: “Cụ ơi, để con giúp cụ qua đường nhé!”. Cụ già mỉm cười, nét mặt rất xúc động. Em đợi khi đèn đỏ, xe cộ dừng lại, tín hiệu đèn dành cho người đi bộ được đi thì bắt đầu dắt cụ. Em và cụ đi từ từ rồi sang đường bên kia. Cụ lại nắm tay em rồi xúc động nói: “Cảm ơn cháu nhiều nhé!”. Em mỉm cười nói với cụ: “Không có gì đâu ạ!” rồi lễ phép chào tạm biệt cụ.
Bình luận
-
Bài 8: Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trang 147 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật em thích trong một bộ phim hoạt hình đã xem.
-
Bài 8: Từ những cánh đồng xanh trang 144 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
Giới thiệu mỗi đồ vật sau bằng 1 – 2 câu:
-
Bài 7: Trả bài văn kể chuyện sáng tạo (Bài viết số 3) trang 143 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe mà em thích bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện đó.
-
Bài 7: Luyện tập sử dụng từ ngữ trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
Đọc các nghĩa của từ “lưng” và thực hiện yêu cầu: lưng 1 Phần phía sau của cơ thể người. 2 Phần ghế để tựa vào khi ngồi. 3 Bộ phận phía sau của một số vật. a. Trong các nghĩa trên, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển? b. Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và một nghĩa chuyển của từ "lưng".
-
Bài 7: Dáng hình ngọn gió trang 140 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
Hình ảnh gió hiện lên trong đoạn thơ sau có gì thú vị? Tôi tên là gió Đi khắp mọi nơi Công việc của tôi Không bao giờ nghỉ Tháng ngày chăm chỉ Tôi dài hơn sông Suốt đời mênh mông Rộng hơn biển cả. Xuân Quỳnh
>> Xem thêm