Những ngành nghề có tiềm năng phát triển bền vững trong tương lai

Admin

Đại dịch COVID-19 kéo theo nhiều sự biến đổi, tác động mạnh mẽ tới đời sống kinh tế - xã hội trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Không nằm ngoài các tác động này, thị trường lao động và xu hướng việc làm cũng thay đổi rõ rệt khi một số ngành nghề có nguy cơ bị cắt giảm hoặc điều chuyển nhân sự, trong khi số khác lại có tiềm năng phát triển.

Theo Báo cáo của Viện Toàn cầu McKinsey, 375 triệu việc làm có thể biến mất vào năm 2030. Tuy nhiên, vẫn có một số ngành nghề phát triển trường tồn với thời gian, tiếp tục đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. 

Là nguồn nhân lực chủ đạo trong tương lai, các bạn học sinh cần nắm được xu hướng chuyển đổi của nghề nghiệp trong tương lai để vạch ra lộ trình thích hợp cho bản thân. Việc chọn nghề còn cần dựa vào đủ những điều kiện vật chất, xã hội, kinh tế... ở xung quanh ta, và phối hợp với nhiều phương pháp khác để đạt được hiệu quả cao nhất. Đặc biệt khi công nghệ liên tục chuyển giao, song song là tình hình dịch bệnh phức tạp đòi hỏi các bạn cần có định hướng ngay từ rất sớm, để có thể sẵn sàng “chiến đấu” và thích ứng với sự thay đổi đang chờ các bạn trong nhiều năm tới.

Hãy cùng CareerQUEST tìm hiểu xem những ngành nghề dẫn đầu xu hướng trong những năm tới đây nhé!

1. Kỹ sư phần mềm

Đây được coi là một trong các ngành hot trong tương lai. Đây được coi là công việc sáng tạo khó khăn bậc nhất. Công việc yêu cần sự kiên trì và sáng tạo không ngừng. Nếu theo ngành học này em sẽ có nhiều đất dụng võ về ý tưởng và năng lực.

Các Kỹ sư phần mềm là những người tạo ra phần mềm và hệ thống trên máy tính. Họ sử dụng các kĩ thuật toán học, khoa học, công nghệ, thiết kế website và thường phải kiểm tra, đánh giá phần mềm của mình hoặc của người khác. Kỹ sư phần mềm thường có bằng cấp về khoa học máy tính. Họ có kĩ năng phân tích và giải quyết vấn đề. Ngoài ra, họ luôn muốn chủ động trong tìm kiếm, học hỏi những kiến thức mới và có kĩ năng giao tiếp.

Trong những năm gần đây, “độ nóng” của ngành Công nghệ thông tin (CNTT) không còn như trước, nhưng không có nghĩa là ngành CNTT không còn sức hấp dẫn nữa. Lập trình phần mềm còn được đánh giá là một trong số ít nghề có khả năng “miễn dịch” với khủng hoảng kinh tế hiện nay.

Hơn nữa, nhu cầu cao về nghê nghiệp dành cho các lập trình viên phần mềm có nghĩ là áp lực về công việc sẽ tăng lên kèm theo lương cũng tăng dành cho các kỹ sư phần mềm tương lai. Tại Việt Nam, mức lương mà các kỹ sư phần mềm nhận được cũng khá cao so với các ngành nghề khác là từ 1.000-1.500 USD/tháng. Với những người ở vị trí giám sát, mức lương từ 3.000 USD hay 4.000 USD/tháng. Ngoài ra, những kỹ sư viết chương trình phần mềm đơn giản cũng có thu nhập mỗi tháng khoảng từ 800-900 USD hay 1.200 USD.

2. Ngành kiến trúc

Ngày nay, Kiến trúc sư được coi là những người có thu nhập cao trong xã hội và dễ dàng đứng ở vị trí “chọn việc” với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Bên cạnh đó, thành công sẽ đến nhanh chóng nếu bạn có những ý tưởng sáng tạo độc đáo, bản lĩnh trong việc khẳng định phong cách thiết kế hoặc có bề dày kinh nghiệm được tích lũy theo năm tháng.

Ngành Kiến trúc là ngành học liên quan đến việc tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế, thi công các công trình kiến trúc. Các kiến thức trang bị bao gồm: thiết kế mặt bằng, không gian, hình thức, cấu trúc công trình và cung cấp giải pháp về kiến trúc ở các lĩnh vực xuất phát từ nhu cầu thực tế

Có thể nói, ngày nay, cơ hội để kiến trúc sư làm việc và phát triển tài năng rất lớn. Dù ở thành phố hay nông thôn, cao nguyên hay hải đảo, nếu có tài, bạn đều có thể kiếm được việc làm. Cụ thể, tốt nghiệp ngành Kiến trúc, sinh viên có thể làm việc với những vị trí như:

  • Kiến trúc sư thiết kế, thi công, giám sát các công trình kiến trúc dân dụng, công nghiệp; quy hoạch xây dựng các điểm dân cư, cao ốc, công trình đô thị và nông thôn tại các công ty tư vấn kiến trúc, các viện trực thuộc Bộ, ngành, các tổng công ty lớn của Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa,...
  • Chuyên gia tư vấn, cung cấp các giải pháp về kiến trúc tại các công ty kiến trúc, xây dựng
  • Tự khởi nghiệp với vai trò chủ đầu tư, thiết kế, thi công các công trình kiến trúc
  • Nghiên cứu, đào tạo tại các cơ sở giáo dục chuyên ngành

3. Ngành Khoa học máy tính (Computer Science)

Nhiều bạn sinh viên lựa chọn học tập ngành Khoa học máy tính (Computer Science) và Công nghệ thông tin (Information Technology) với mong muốn được làm việc trong ngành công nghệ sau khi ra trường. Có thể thấy được sự thăng tiến nhanh trong các công việc thuộc nhóm ngành này cũng như các chính sách lương bổng hấp dẫn, cho nên không lạ gì khi ngành học Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin càng ngày càng trở nên thu hút như vậy?

Khoa học Máy tính là một trong những ngành học quan trọng tại các trường đại học đào tạo về công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và kỹ thuật nói chung. Đây là ngành học dành cho những bạn trẻ đam mê nghiên cứu chuyên sâu về CNTT, khả năng tính toán của hệ thống máy tính.

Chương trình sẽ trang bị cho các bạn sinh viên những kiến thức nền tảng và chuyên sâu về Khoa học Máy tính như:

  • Cấu trúc máy tính
  • Hệ điều hành máy tính
  • Ngôn ngữ lập trình phần mềm và phần cứng
  • Trí tuệ nhân tạo
  • Bảo mật và an toàn máy tính
  • Xử lý dữ liệu khối lượng lớn từ mạng internet và các mạng xã hội
  • Dịch vụ thiết kế website và phát triển các ứng dụng cho các thiết bị di động và môi trường web… (xu hướng năm 2024)

Khi công nghệ máy tính đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống hiện đại, có thể thấy khoa học máy tính đã và đang đáp ứng những nhu cầu cao trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau; chẳng hạn như các tổ chức tài chính, các công ty tư vấn quản lý, các công ty phần mềm, các công ty truyền thông, kho dữ liệu, các công ty đa quốc gia (liên quan đến CNTT, dịch vụ tài chính và các tổ chức khác), các cơ quan chính phủ, các trường đại học và bệnh viện. Vì vậy, cơ hội việc làm dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính rất nhiều, bao gồm:

  • Kỹ sư máy tính
  • Kỹ sư hệ thống
  • Người phát triển phần mềm
  • Lập trình viên
  • Trưởng phòng Công nghệ (CTO)
  • Giám đốc kỹ thuật CNTT
  • Kiến trúc sư kỹ thuật
  • Quản lý hỗ trợ kỹ thuật
  • Trưởng phòng dịch vụ CNTT
  • Kỹ sư ứng dụng
  • Nhà phát triển Mainframe
  • Kiến trúc sư phần mềm
  • Chuyên viên đảm bảo chất lượng phần mềm
  • Trình quản lý kho dữ liệu
  • Quản lý phát triển ứng dụng
  • Kiến trúc sư ứng dụng

4. Ngành kinh doanh

Kinh doanh luôn là một trong những ngành hấp dẫn các bạn trẻ năng động. Đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong những năm gần đây. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp phải không ngừng phát triển. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đang ở giai đoạn phát triển nhanh chóng. Chỉ tính riêng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, chúng ta đã có khoảng 20 vạn doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn, liên doanh, doanh nghiệp hoạt động ngoài nước cũng rất phát triển. Đây là cơ hội về số lượng việc làm trong ngành này nhưng cũng đặt ra thách thức rất lớn về vấn đề chất lượng nguồn nhân lực. 

Marketing đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của hầu hết mọi tổ chức kinh doanh. Hiệu quả của hoạt động bán hàng chịu ảnh hưởng lớn từ hoạt động marketing. Những công ty quảng cáo, truyền thông tại Việt Nam đang ngày càng nhiều. Một doanh nghiệp có được một đội ngũ marketing chuyên nghiệp là điều hết sức cần thiết. Với xu thế hội nhập toàn cầu đang rất nóng, marketing chính là một xu hướng nghề nghiệp trong những năm tới.

5. Ngành marketing

Với xu hướng nghề nghiệp tương lai, nhu cầu nhân lực tăng cao, đồng thời yêu cầu chất lượng nhân lực cũng cao hơn. Vì vậy việc tập trung vào phát triển các kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm của sinh viên được xem là một phần thiết yếu. Kết quả khảo sát thông số nhân lực trực tuyến Việt Nam cũng cho thấy, ngành marketing vẫn tiếp tục dẫn đầu trong 6 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất.

6. Quản Trị Nhà Hàng - Khách Sạn

Tuy là ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất vào thời gian này, du lịch sẽ nhanh chóng phục hồi trở lại khi dịch Covid-19 qua đi.

Đây là ngành có nhu cầu lao động cao nhất trong 9 nhóm ngành kinh tế dịch vụ trọng điểm tại các thành phố lớn tại Việt Nam và cũng là nhóm ngành có lượng nhu cầu nhân sự gấp 2, 3 lần so với các ngành trọng điểm khác như giáo dục, y tế, tài chính, bất động sản, công nghệ thông tin,…

Học ngành Quản Trị Nhà Hàng - Khách Sạn bạn sẽ được đào tạo kiến thức chuyên sâu về quản trị khách sạn, các khu nghỉ dưỡng; khả năng xây dựng chiến lược, lập kế hoạch và tổ chức hoạt động kinh doanh của khách sạn, resort; kỹ năng xử lý các tình huống, sự cố liên quan đến nghiệp vụ khách sạn phát sinh trong thực tế.

Tốt nghiệp ngành Quản Trị Nhà Hàng - Khách Sạn, bạn sẽ có cơ hội làm việc ở các công ty kinh doanh tiếp thị và chăm sóc khách hàng, tổ chức sự kiện hay tại các doanh nghiệp, tập đoàn kinh doanh ăn uống, chuỗi nhà hàng, chuỗi café cao cấp, trung tâm tổ chức yến tiệc, hội nghị…

7. Ngành tư vấn tâm lý xã hội

Các nước phát triển là những nơi áp lực công việc tăng cao khủng khiếp, ngành tư vấn tâm lý trở thành xu hướng chọn nghề thu hút đông đảo bạn trẻ. Hàng năm, nhu cầu tuyển dụng của ngành này là hơn 1.000 người. Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực tâm lý rất đa dạng.

Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu về hành vi con người. Nó bao gồm hiểu biết về cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận và hành động trong bối cảnh của mỗi cá nhân, xã hội hay các nền văn hóa qua thời gian, thông qua các nghiên cứu khoa học về quá trình tư duy và các quá trình sinh lý. Trong thực tế, tâm lý học hỗ trợ cho giáo dục, chữa các bệnh thần kinh, nâng cao khả năng làm việc, bán hàng...

Tâm lý Tâm lý học là ngành học tổng hợp nhiều kiến thức khác nhau, thuộc đa dạng các ngành khoa học như Nhân chủng học, Sinh học, Y học, Ngôn ngữ... và cả Trí thông minh nhân tạo. Với tính chất bao quát như vậy, bạn sẽ có thể mở rộng hướng phát triển sự nghiệp ra cả hai khối tư nhân và nhà nước. Vậy nên hiện nay, sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lý học có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau như:

  • Chuyên viên tham vấn tâm lí: Là người trợ giúp cá nhân khác khi họ gặp khó khăn tâm lí bằng cách khơi gợi những tiềm năng trong họ, để chính họ giải quyết vấn đề của mình.
  • Nhà trị liệu tâm lí: Nhà trị liệu tâm lí dùng các hệ thống lí thuyết, phương pháp, kĩ thuật trị liệu tâm lí để giúp đỡ cá nhân vượt qua cơn khủng hoảng mà họ gặp phải trong cuộc sống.
  • Nhà tư vấn tuyển dụng: Giúp các nhà quản lí doanh nghiệp… đánh giá nhu cầu nhân lực của tổ chức, nghiên cứu để xác định các yêu cầu của vị trí tuyển dụng, lên kế hoạch và thực hiện phỏng vấn tuyển dụng các ứng viên có những đặc điểm phù hợp.
  • Cán bộ nghiên cứu tâm lí học: Nghiên cứu tâm lí của từng cá nhân hoặc nhóm xã hội và áp dụng kết quả nghiên cứu để giảm thiểu sự đau khổ và những áp lực hàng ngày, tăng cường sức khoẻ tinh thần và khuyến khích các hành vi hợp lí trong cá nhân và nhóm.

Các cơ hội việc làm khác:

  • Trong các cơ sở đào tạo (làm giáo viên giảng dạy Tâm lí học tại các Trường Cao Đẳng, Đại học…)
  • Trong các cơ sở nghiên cứu (làm cán bộ nghiên cứu, cán bộ dự án phát triển cộng đồng tại các Viện Tâm lí học, các Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng Tâm lí học, các Tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước…)
  • Trong các công ti, trung tâm làm dịch vụ tư vấn tâm lí (Làm tư vấn viên, cán bộ trị liệu…)
  • Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (Nhân viên phòng Nhân sự; Phòng Marketting; Thiết kế quảng cáo, Nghiên cứu thị trường…)
  • Trong các bệnh viện (làm cán bộ trị liệu tâm lí cho trẻ em và người lớn)
  • Trong các tổ chức đoàn thể, chính quyền (cán bộ Đoàn, Đảng, cán bộ tuyên giáo…) ở các địa phương trong cả nước.

8. Ngành Giáo dục

Với sự phát triển 4.0 nhanh như hiện nay, thì dân trí là yếu tố quyết định lớn nhất trong phát triển kinh tế, vì thế ngành giáo dục hiện nay rất cần được đầu tư và đổi mới, không những sáng tạo phát triển các công nghệ, mà toàn dân cần phải được tiếp cận và học tập về 4.0 trực tiếp để theo kịp và phát triển.

Trên thực tế, trung bình các gia đình Việt dành tới 47% chi tiêu cho việc giáo dục. Trái lại với nhu cầu giáo dục vô cùng cao thì thị trường Việt hiện vẫn đang thiếu nhiều mô hình kinh doanh giáo dục hiện đại và thiếu nhiều sản phẩm giáo dục mang thương hiệu nổi tiếng trên thị trường thế giới, do đó mà thị trường chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu của các khách hàng.

42% dân số Việt Nam đang ở độ tuổi dưới 24 – độ tuổi vàng cho gần như tất cả các chương trình giáo dục. Bởi vậy Việt Nam cần có nhiều mô hình hay ý tưởng giáo dục chất lượng và mang thương hiệu uy tín trên thế giới để đáp ứng hết mọi nhu cầu của các em học sinh và bậc phụ huynh ở mọi lứa tuổi.

Bên cạnh đó, kinh doanh giáo dục mang tới một nguồn lợi nhuận ổn định. Với tỷ suất lợi nhuận lớn, tăng trưởng ổn định, rủi ro thấp hơn so với đầu tư các lĩnh vực khác, kinh doanh giáo dục luôn là lĩnh vực đầu tư hấp dẫn.

9. Ngành Y tế

Cả nước có hơn 80% dân số có bảo hiểm y tế, 5% dân số có bảo hiểm tư nhân, 73% dân số trả một phần hoàn toàn bộ viện phí bằng tiền mặt, tỷ lệ bệnh viện công – tư vẫn ở giai đoạn tăng trưởng. Hơn nữa, người Việt Nam đã phải chi ra khoảng 2,5 tỷ USD/năm để khám chữa bệnh ở nước ngoài.

Kèm theo đó điều dưỡng y tế và bác sĩ đa khoa rất cần trong những năm tới.

Những điều dưỡng viên chuyên chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đồng thời là những người thực hiện công tác dịch vụ bệnh viện xuất hiện ngày càng nhiều. Đây được xem là một trong những nghề có nhiều triển vọng phát triển trong tương lai. Ngoài ra, việc liên kết y khoa với các nước phát triển như Đức, Pháp, … giúp cho cho các điều dưỡng viên có cơ hội làm việc tại nước ngoài. Bên cạnh việc chăm sóc bệnh nhân tại cơ sở y tế, các bệnh viện, hiện nay dịch vụ trợ lý y tế tại nhà đã bước đầu nhen nhóm, phát triển hứa hẹn cơ hội việc làm đa dạng trong tương lai.

Không chỉ có những y sĩ, bác sĩ cũng là một trong những ngành nghề được đánh giá rất nhiều triển vọng phát triển đặc biệt làm bác sĩ đa khoa. Công việc này vốn dĩ đã luôn trong tình trạng thiếu nhân lực vì lẽ bác sĩ đa khoa là chuyên ngành tuyển dụng vô cùng khó. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, cơ hội việc làm của bạn sẽ cực kỳ rộng mở. Hệ thống các bệnh viện công – tư sẵn sàng chào đón bạn sau khi ra trường.

10. Ngành logistics

Ngành Logistics có mặt tại Việt Nam trong khoảng 30 năm trở lại đây với tốc độ phát triển vô cùng ấn tượng, lên đến 35 – 40%.

Với sự xuất hiện của thương mại điện tử (E-commerce) thuật ngữ “logistics” bỗng trở nên “sốt xình xịch” trên thị trường việc làm. Các trường đại học hàng đầu như Ngoại thương hay Kinh tế quốc dân đều thêm Logistics vào các chuyên ngành giảng dạy của mình trong năm 2017.

Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Theo Capstone Vietnam