CET - LEADER mang đến triết lý đào tạo ĐẠO KINH NHẤT THỂ

YẾU TỐ NÀO GIÚP DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

“Động lực doanh nghiệp ” đang là từ được nhắc đến khá nhiều trong kinh doanh hiện nay khi các doanh nghiệp đang tìm cách hướng đến mô hình kinh doanh bền vững.

Theo T.S Nguyễn Thanh Tùng- Hiệu Trưởng trường CĐQT Tuệ Đức Vabis- Chuyên gia đào tạo về quản trị Doanh nghiệp, có hai động lực mà doanh nghiệp cần hướng đến.

  1. Động lực ngoại sinh.

Theo đó, khi mục tiêu chính của doanh nghiệp là những lý do mang tính thương mại và ngắn hạn, thì thành công của một doanh nghiệp được đánh giá trên việc thực hiện những mục tiêu ngắn hạn ấy.

Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng  mục tiêu của một doanh nghiệp là chạy theo KPI và chính trong quá trình theo đuổi mục tiêu ấy, bản thân doanh nghiệp phải khai thác hiệu quả các nguồn lực của thị trường, từ đó tạo ra sự giàu có cho xã hội và việc làm cho người lao động.

Ở một góc độ nào đó, việc chú trọng đến những kết quả thương mại hay tài chính đã đưa một số công ty trở lên lớn mạnh và đạt đến tầm cỡ toàn cầu như hiện nay. Ở góc độ kinh doanh, mục đích trên hoàn toàn có ý nghĩa.

 T.S Nguyễn Thanh Tùng cho rằng, ở một góc độ khác, nếu chỉ chạy theo mục đích này thì sẽ là một mối nguy cho cả bản thân doanh nghiệp và xã hội. Nếu như một doanh nghiệp đạt đến đỉnh cao trong những cuộc đua chạy theo những con số về tài chính, khi đó họ sẽ mất đi động lực phát triển. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chính là hệ quả của những cuộc đua chỉ tiêu kinh doanh một cách thái quá mà không để ý đến những yếu tố nhân bản và các vấn đề về trách nhiệm xã hội khác. Do đó, T.S Nguyễn Thanh Tùng khuyên các doanh nghiệp nên nghĩ đến một yếu tố khác.

  1. Động lực Nội sinh.

Theo đó doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận và những điều tốt đẹp cho xã hội.

Cách thể hiện mục tiêu theo “ Động lực nội sinh”  là một sự đồng cảm của những người làm kinh doanh với những vấn đề, những thách thức mà khách hàng của họ đang gặp và mong muốn giúp khách hàng khắc phục những vấn đề ấy. Ở đây, người bán và người mua có cùng một số quan điểm và niềm tin. Đó cũng chính là những giá trị vượt qua những lợi ích tài chính trong ngắn hạn.

T.S Nguyễn Thanh Tùng  cho rằng, động lực nội sinh là kim chỉ nam về đạo đức của một tổ chức. Thương hiệu, uy tín và thị phần của tổ chức ấy phụ thuộc vào khả năng của nó trong việc theo đuổi ý tưởng tốt đẹp mà mình đã vạch ra. Lợi nhuận không phải là mục tiêu duy nhất mà doanh nghiệp cần theo đuổi. Nói cách khác, không nên đi theo một hướng động lực nào một cách cực đoan, mà nên có sự kết hợp, bổ sung hai động lực này. Một doanh nghiệp có thể theo đuổi các mục tiêu thương mại đồng thời đưa ra những định hướng rõ ràng và được khách hàng đồng tình về cách làm thế nào để đạt được những mục tiêu ấy và tạo ra lợi ích cho khách hàng cũng như xã hội.

 

TIN TỨC NỔI BẬT
TƯ VẤN & HỖ TRỢ
Copyright TuMoLamWeb
Google Maps
Liên Hệ Qua Messenger
Liên Hệ Qua Zalo
Liên Hệ Qua Hotline