Lễ hội là một phần thiết yếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, phản ánh những phong tục, tập quán độc đáo của mỗi vùng, mỗi cộng đồng. Lễ hội truyền thống là cơ hội để mọi người giao lưu, trao truyền những đạo lý, những khát vọng cao cả và chia sẻ những câu chuyện về các đối tượng được thờ cúng như các vị thần linh, các vị anh hùng, những người có công. Bên cạnh đó, lễ hội còn là dịp để mọi người bỏ lại những lo toan thường ngày, tìm về chốn tâm linh bình yên.
Bản đồ câu chuyện dưới đây thể hiện 17 lễ hội truyền thống tiêu biểu của các cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Những lễ hội này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Danh sách đầy đủ 127 tập quán văn hóa của người dân tộc thiểu số đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (bao gồm lễ hội truyền thống, diễn xướng dân gian, tri thức bản địa, phong tục, tín ngưỡng xã hội, văn hóa dân gian và nghề thủ công truyền thống) có thể truy cập tại đây.