Quê cha đất tổ là gì?
Đặt câu với từ quê cha đất tổ. Quê cha đất tổ là gì? Quê cha đất tổ là thành ngữ chỉ quê hương được sử dụng rất nhiều trong văn học. Dưới đây là hướng dẫn giải nghĩa thành ngữ Quê cha đất tổ, gợi ý Đặt câu với thành ngữ quê cha đất tổ siêu hay, ấn tượng, đủ mọi cung bậc cảm xúc. Mời các bạn cùng tham khảo.
- Đặt câu với từ Quê hương, thành ngữ Quê hương bản quán
- Đặt câu với từ quê mẹ
- Đặt câu với từ Nơi chôn rau cắt rốn
1. Đặt câu với từ quê cha đất tổ
– Cho dù chúng ta có rời xa quê hương, chúng ta vẫn hướng lòng mình nhớ về nơi quê cha đất tổ.
– Dù ở nơi đâu chúng ta cũng luôn hướng về nơi quê cha đất tổ.
– Gia Bình - Bắc Ninh là quê cha đất tổ của tôi.
– Quê cha đất tổ là quê hương ta sinh ra lớn lên, nơi có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người.
– Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương, quê cha đất tổ của mình.
– Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.
– Chúng tôi cùng nhau lớn lên ở nơi quê cha đất tổ.
– Vì nơi đây là quê cha đất tổ của tôi nên tôi không thể quên được mảnh đất này. Tuy thời gian đã lùi xa nhưng tôi vẫn nhớ như in những kỉ niệm thời thơ ấu ở nơi đây.
– Trong buổi lễ kỷ niệm, chúng ta sẽ cùng nhau chia sẻ về kỉ niệm và tình yêu về nơi quê cha đất tổ của mình.
– Những truyền thống và giá trị gia đình trong tâm thức tôi đều bắt nguồn từ quê cha đất tổ.
– Hà Nội là một thành phố nơi tôi sinh ra và lớn lên, nơi quê cha đất tổ yêu dấu trong trái tim tôi.
– Dù đã rời xa quê cha đất tổ mấy chục năm, ông bà vẫn luôn tự hào về nguồn gốc và dành một tình yêu nồng nàn cho nơi đây.
2. Quê cha đất tổ là gì?
Quê cha đất tổ là thành ngữ nói về quê hương - nơi chôn rau cắt rốn, nơi ta sinh ra và lớn lên, là nơi mà ông bà tổ tiên sinh sống từ lâu đời. Vì thế nơi ấy có sự gắn bó tình cảm sâu sắc với mỗi người chúng ta.
Nói một cách khác, quê cha đất tổ là nơi mà gia đình, dòng họ đã nhiều đời sinh sống và làm ăn, có tình cảm sâu sắc ở nơi đó.
3. Đồng nghĩa với quê cha đất tổ
Từ đồng nghĩa với quê cha đất tổ ví dụ như: nơi chôn rau cắt rốn, quê hương, quê hương xứ sở, quê quán,…
4. Bài tập từ đồng nghĩa lớp 5 có đáp án
Câu 1: Tìm những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:
Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má . Bạn Hòa gọi mẹ bằng u . Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ bằng bu . Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ bằng bầm . Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ .
Lời giải:
Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hòa gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ bằng bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ bằng bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ.
Đoạn văn trên có chứa các từ thuộc nhóm từ đồng nghĩa với từ mẹ đó là cách gọi mẹ ở các địa phương khác.
Những từ đồng nghĩa tìm được là: Mẹ - má – u – bu – bầm – mạ
Câu 2: Xếp những từ in đậm thành từng nhóm từ đồng nghĩa
Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu . Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong, chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
A. Nước nhà – hoàn cầu, non sông – năm châu
B. Nước nhà – năm châu, non sông – hoàn cầu
C. Nước nhà – non sông, năm châu – hoàn cầu
D. Cả A và C đều đúng
Lời giải:
Nước nhà – non sông, năm châu – hoàn cầu là những từ đồng nghĩa với nhau.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Đọc đoạn văn sau và so sánh nghĩa của từ in đậm có trong đoạn:
Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều
A. Kiến thiết và xây dựng có nghĩa khác nhau.
B. Kiến thiết và xây dựng có nghĩa hoàn toàn giống nhau vì đều chỉ chung một hoạt động.
C. Kiến thiết và xây dựng có nghĩa gần giống nhau nhưng khác nhau về mức độ.
D. Kiến thiết và xây dựng có nghĩa đối lập nhau.
Lời giải:
- Xây dựng:
+Làm nên công trình kiến trúc theo một kế hoạch nhất định.
+Hình thành một tổ chức hay chỉnh thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa theo một phương thức nhất định.
+Tạo ra, sáng tạo ra những giá trị tinh thần, có ý nghĩa trừu tượng.
+Thái độ, ý kiến có thiện ý, nhằm mục đích làm cho tốt hơn.
- Kiến thiết: Là từ ghép Hán – Việt. Kiến là dựng xây, thiết là sắp đặt. Nghĩa của từ kiến thiết trong bài có nghĩa là xây dựng với quy mô lớn
Kết luận: Kiến thiết và xây dựng có nghĩa hoàn toàn giống nhau vì đều cùng chỉ chung một hoạt động
Câu 4: Đọc đoạn văn sau và so sánh nghĩa của các từ in đậm có trong đoạn:
Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe . Trong vườn, lắc lư những chùm quả vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.
A. Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau đều chỉ chung một màu sắc.
B. Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là những từ có nghĩa gần giống nhau nhưng khác nhau về mức độ màu sắc.
C. Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là những từ có nghĩa hoàn toàn khác nhau.
D. Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là những từ có nghĩa trái nhau.
Lời giải:
Vàng xuộm: Chỉ màu vàng đậm
Vàng hoe: Chỉ màu vàng nhạt, tươi, ánh lên
Vàng lịm: Chỉ màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt
Kết luận: Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là ba từ có nghĩa gần giống nhau vì chúng cùng chỉ một màu sắc nhưng mức độ lại khác nhau.
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên nhóm Tiếng Việt 5 - Lớp 5 chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Đặt câu với từ Nhởn Nhơ
- Đặt câu với cặp từ trái nghĩa lớp 5
- Nội dung bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- Đọc và tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn Hoàng hôn trên sông Hương
- Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 trang 11, 12: Cấu tạo của bài văn tả cảnh lớp 5