Nghị luận xã hội là gì? Các vấn đề nghị luận xã hội hiện nay về người lao động là gì?

Admin
Nghị luận xã hội là gì? Các vấn đề nghị luận xã hội hiện nay về người lao động gồm những gì? Thời điểm chi trả trợ cấp thất nghiệp năm 2024 là khi nào?

Nghị luận xã hội là gì? Dàn ý nghị luận xã hội? Các vấn đề nghị luận xã hội hiện nay về người lao động?

Nghị luận xã hội là một thể loại văn bản trong đó người viết trình bày suy nghĩ, quan điểm cá nhân về các hiện tượng đời sống hoặc tư tưởng đạo lý. Đây là dạng văn thường gặp trong chương trình giáo dục, đặc biệt là ở bậc trung học phổ thông.

- Đặc điểm của nghị luận xã hội

+ Đề tài rộng mở: Nghị luận xã hội có thể bàn về nhiều vấn đề khác nhau như tư tưởng, đạo lý, lối sống, các hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề môi trường, hội nhập, toàn cầu hóa.

+ Lập luận chặt chẽ: Cần có lập luận rõ ràng, logic, sử dụng các dẫn chứng cụ thể để minh họa cho quan điểm của mình.

+ Phân tích và bình luận: Người viết cần phân tích sâu sắc vấn đề, đưa ra các bình luận, đánh giá và rút ra bài học từ đó.

* Các vấn đề nghị luận xã hội hiện nay liên quan đến người lao bao gồm:

- Bình đẳng giới trong lao động: Mặc dù đã có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn còn tồn tại sự chênh lệch về lương và cơ hội thăng tiến giữa nam và nữ.

- Điều kiện làm việc: Nhiều người lao động vẫn phải làm việc trong điều kiện không an toàn, thiếu bảo hộ lao động, và thời gian làm việc kéo dài.

- Lao động trẻ em: Ở một số khu vực, tình trạng lao động trẻ em vẫn còn phổ biến, ảnh hưởng đến sự phát triển và giáo dục của trẻ.

- Chính sách bảo hiểm xã hội: Việc tiếp cận và thụ hưởng các chính sách bảo hiểm xã hội còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với lao động tự do và lao động phi chính thức.

- Tình trạng thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt là trong giới trẻ, vẫn là một vấn đề lớn, ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Văn nghị luận xã hội là gì? Dàn ý nghị luận xã hội? Các vấn đề nghị luận xã hội hiện nay về người lao động?

Nghị luận xã hội là gì? Các vấn đề nghị luận xã hội hiện nay về người lao động? (Hình từ Internet)

Thời điểm chi trả trợ cấp thất nghiệp năm 2024 cho người lao động là khi nào?

Theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
...
2. Chi trả trợ cấp thất nghiệp
a) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
b) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động. Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo.
...

Theo đó, thời điểm chi trả trợ cấp thất nghiệp năm 2024 cho người lao động kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời hạn cụ thể như sau:

- Chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc;

- Chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động.

Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo.

Từ 1/7/2025, trường hợp nào cơ quan bảo hiểm xã hội phải từ chối chi trả chế độ bảo hiểm thất nghiệp?

Theo Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:

Quyền hạn của cơ quan bảo hiểm xã hội
...
4. Từ chối chi trả chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế khi yêu cầu chi trả không đúng quy định của pháp luật; trường hợp từ chối chi trả phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, việc thực hiện hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; việc đóng, chi trả bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
...

Theo đó cơ quan bảo hiểm xã hội phải từ chối chi trả chế độ bảo hiểm thất nghiệp khi yêu cầu chi trả không đúng quy định của pháp luật; trường hợp từ chối chi trả phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.